Lượt xem: 7119
Nuôi trâu sinh sản và thương phẩm hiệu quả cao giúp hộ dân làm giàu
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển đi lên của ngành nông nghiệp có những bước phát triển đáng kể, trong đó chăn nuôi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của người nông dân. Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu ngành nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi vẫn là sản phẩm không thể thay thế được trong nhu cầu thực phẩm của con người. Trong đó, Trâu là loài động vật dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết địa phương, thích hợp với chăn nuôi qui mô hộ gia đình, trang trại, nguồn thức ăn tại chổ dồi dào, dễ tìm, hơn nữa chăn nuôi Trâu thường ít gặp rủi ro hơn chăn nuôi các loài động vật khác. Tuân Tức cũng là một trong những xã nuôi Trâu với số lượng lớn trên địa bàn huyện Thạnh Trị, hiện tại toàn xã 460 con và 25 ha diện tích đồng cỏ.

    Với nhu cầu tiêu thụ lượng thịt Trâu ngày càng tăng của thị trường nên hộ ông Lý Quyên mạnh dạn đầu tư lúc đầu chỉ có 4 con Trâu nghé có 2 trâu cái và 2 trâu đực. Trâu nghé giá là 4,5 triệu đồng/con. Sau 1 năm chăm sóc, đàn trâu đã phát triển, tiếp tục nuôi thêm 1 năm nữa sinh sản ra 2 con Trâu nghé. Hộ tiếp tục nuôi và cho sinh sản tới 5 năm, hiện nay hộ ông Lý Quyên đã có 14 con Trâu, trong đó 4 con trâu đực và 10 con trâu cái sinh sản. Hộ đã xuất bán 4 con Trâu với giá 42 triệu đồng/con. Hiện tại hộ còn 10 con Trâu, trong đó có 6 con cái và 4 con đực, đồng thời 4 con Trâu cái mang thai gần sinh sản.
    Để chăn nuôi thành công ông quyết định chuyển 1.000 m2 đất sản xuất lúa chuyển sang trồng cỏ cho Trâu ăn, đồng thời sau khi thu hoạch lúa từng vụ ông phải dự trữ rơm 300 cuộn rơm, nhằm có được nguồn thức ăn chủ động cho Trâu. Ông Quyên cho biết: “Thức ăn chính là rơm và cỏ, mỗi ngày cho Trâu ăn 2 lần/ ngày, buổi sáng  cho Trâu ăn vào lúc 8 giờ, buổi chiều vào lúc 14 giờ, mỗi lần cho ăn với 5 cuộn rơm và 10 kg cỏ. Khi Trâu ăn xong  10 giờ mở cửa cổng chuồng ra Trâu tự động đi xuống bờ dưới sông tắm khoảng nửa tiếng Trâu vô chuồng trở lại, buổi trưa 11 giờ 30 phút tắm, buổi chiều cũng vậy khi ăn xong 1 tiếng sau cho Trâu tắm tiếp tục. Nếu thời tiết nắng nóng thì mỗi ngày cho Trâu tắm 3 lần, còn thời tiết lạnh thì tắm 2 lần/ngày”.

Chuồng trại nuôi Trâu

 Diện tích cỏ trồng làm thức ăn cho Trâu
 Rơm trữ làm thức ăn

    Mặt khác, khâu chăm sóc cũng không kém phần quan trọng diện tích chuồng trại chăn nuôi là 150 m2, nền bằng xi măng, cột cây và lợp bằng lá, xung quanh chuồng che bằng cước trắng, để ban đêm che chắn không cho muỗi vô cắn Trâu. Máng ăn được xây bên ngoài chuồng cho rộng rãi, thoảng mái để cho Trâu ăn.
    Theo ông Lý Quyên tổng chi phí 5 năm là 64.020.000 đồng. Và tổng doanh thu xuất bán 4 con Trâu là 168 triệu đồng (42 triệu đồng/con x 4 con = 168 triệu đồng). Từ đó, hộ đạt lợi nhuận 5 năm là 103.980.000 đồng ( 168.000.000 đồng – 64.020.000 đồng = 103.980.000 đồng). Và hiện trong chuồng còn 10 con trâu.
    Với hiệu quả kinh tế cao mà mô hình nuôi trâu sinh sản và thương phẩm mang lại cho hộ dân ở xã Tuân Tức, thiết nghĩ các địa phương khác có địa hình tương tự cũng cần tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư chăn nuôi để nhân rộng hơn nữa số lượng đàn Trâu trên địa bàn huyện, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ thịt trâu của thị trường và dần xây dựng thương hiệu trâu thương phẩm của huyện Thạnh Trị.

Võ Thị Phụng - Trạm Khuyến nông huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1023131