Lượt xem: 1976
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
Theo thống kê từ Cục Thú y, đến hết ngày 29/3/2019, bệnh Dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra 23 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Trị và Vĩnh Phúc). Để ngăn ngừa bệnh Dịch tả heo Châu phi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Chi cục Chăn nuôi và Thú y yêu cầu các hộ chăn nuôi heo, các hộ giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh tuân thủ nghiêm và thực hiện đúng quy định trong Luật Thú y về công tác phòng chống dịch bệnh động vật:
    1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây (Theo điều 25 của Luật Thú y số: 79/2015/QH13):
    - Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;
    - Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
    - Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
        - Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
        - Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
       2. Các hộ giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật:
        - Không được giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch (sẽ bị phạt tiền từ từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật vi phạm được quy định tại điểm a, khoản 7, điều 7 và điểm b, khoản 9, điều 7, Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
        - Giết mổ, lưu thông, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch không theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y (sẽ bị phạt tiền từ từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật vi phạm được quy định tại điểm a, khoản 4, điều 8 và điểm b, khoản 8, điều 8, Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
        - Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm (sẽ bị phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật vi phạm được quy định tại điểm a, khoản 5, điều 8 và điểm b, khoản 8, điều 8, Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
        - Không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y (sẽ bị phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật vi phạm được quy định tại điểm d, khoản 5, điều 8 và điểm b, khoản 8, điều 8, Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
Nguyễn Mạnh Khương - Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1425155