Lượt xem: 43
THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Tuần 38 (Ngày 11-12/9/2023)
I. Kết quả quan trắc

TT

GIỜ

ĐỊA ĐIỂM THU MẪU

KẾT QUẢ ĐO NHANH CÁC CHỈ
TIÊU TẠI HIỆN TRƯỜNG

Độ mặn so với 2022

Nhiệt độ
(°C)

Độ mặn
(‰)

pH

Độ Kiềm
(mg/l)

Độ trong
(cm)

DO
(mg/l)

Giá trị giới hạn cho phép lấy nước vào ao (theo QCVN 02-19 và 02-20: 2014/BNNPTNT)

Tôm:18-33

Cá Tra: 25-32

Tôm

5-35

7,0-9,0

60-180

Tôm

20-50

Tôm ≥ 3,5

Cá Tra ≥2

 

±

1

09h00

Cầu Trà Niên, ấp Trà Niên, P. Khánh Hòa

29,8

0

7,1

120

15

1,6

0

2

09h30

Đầu Vàm Trà Niên (điểm giao nhau
của xã Hòa Đông và Vĩnh Hải)

28,4

3

7,2

94

5

2,1

+2

3

10h00

Kênh Vĩnh Châu - Cổ Cò

29,1

0

6,7

87

10

2,4

0

4

10h20

Vàm Trà Nho
(xã Vĩnh Hiệp –
P. Vĩnh Phước)

30,0

0

7,3

90

10

2,7

0

5

10h50

Cống Trà Nõ, xã Vĩnh Tân

30,0

0

7,5

105

10

3,0

0

6

14h30

Kênh Năm Căn - Lai Hòa, xã Lai Hòa

30,0

0

7,5

87

5

3,7

0

7

15h00

Cống Nophol, ấp Nophol, xã Vĩnh Tân

28,0

0

7,0

90

5

3,0

0

8

09h30

Bến phà Chàng Ré
(xã Thạnh Phú - xã Gia Hòa 1)

29,3

0

7,1

76

10

1,2

0

9

09h21

Cầu Treo-Điểm giao nhau của Kênh giữa Hòa Bình- Kênh 3 Mạnh Hòa Phuông -Kênh Ngã 3 Tam Hòa (Hòa Tú 2- Hòa Tú I và Gia Hòa 1)

29,9

0

7,2

58

10

2,2

0

10

10h15

Cầu Hòa Lý - Kênh Thạnh Mỹ,
ấp Hòa Lý, xã Ngọc Tố

30,0

0

7,3

72

10

2,7

0

11

11h05

Bến phà Dù Tho
(Xã Tham Đôn - xã Ngọc Đông)

30,0

0

7,2

83

15

2,4

0

12

11h30

Cống Sáu Quế 1, xã Lịch Hội Thượng

30,0

0

7,1

90

5

2,7

-2

13

11h45

Cống Tầm Vu, ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình

30,0

6

7,4

107

5

3,1

+3

14

12h10

Cống Xà Mách, ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú

30,0

3

7,6

90

5

2,9

+1

15

10h30

Vàm Ông Tám, xã An Thạnh 3

29,8

0

7,2

49

18

3,2

0

16

11h40

Bến đò Nông trường 30/4, xã An Thạnh Nam

28,7

0

7,4

55

20

3,5

0

17

13h30

Bến đò Đại Ngãi

28,7

0

7,3

48

22

3,3

0

18

14h50

Kênh Tài công , P4, TP ST

28,9

0

7,2

62

22

2,9

0

19

13h00

Ngã tư Mỹ Phước

29,3

0

7,0

82

5

2,1

0

20

13h30

Kênh xáng Rạch G

28,9

0

6,9

89

10

1,8

0

21

14h10

Kênh Phú Cường

29,5

0

6,6

107

25

3,7

0

22

15h05

Tuyến sông Hậu thuộc xã An Lạc Tây

30,0

0

7,5

82

25

2,9

0

23

16h15

Tuyến sông Hậu thuộc xã Phong Nẫm

29,0

0

7,2

91

25

3,2

0

24

14h20

Tuyến sông Hậu thuộc xã Nhơn Mỹ

30,0

0

7,4

76

25

3,1

0

25

10h20

Cống Thạnh Trị, Thị trấn Phú Lộc

30,2

0

6,9

50

20

1,9

0

26

10h35

Cầu Nàng Rền, xã Châu Hưng

30,3

0

6,8

48

25

1,5

0

27

14h00

Cầu Tân Long, xã Tân Long

30,0

0

6,7

37

15

2,0

0

28

14h35

Cầu Nàng Rền - Vĩnh Biên

30,0

0

7,1

53

15

2,2

0

Min

28,0

0

6,6

37

5

1,2

 

Max

30,3

6

7,6

120

25

3,7

 

II. Nhận xét 
         - Nhiệt độ nước: Dao động từ 28 oC -30,3oC nằm trong ngưỡng cho phép.
         - Độ mặn: Tại Cống Tầm Vu 6‰ có thể lấy nước vào nuôi tôm nước lợ. Các điểm còn lại có độ mặn thấp hoặc đã ngọt hóa về 0‰ không còn thích hợp để lấy nước nuôi tôm nước lợ.
         - Độ pH: Đa số các điểm có độ pH nằm trong ngưỡng cho phép dao động từ 7,0-7,6. Riêng tại Kênh Vĩnh Châu, khu vực Mỹ Tú, Thạnh Trị, Ngã Năm có độ pH thấp dưới ngưỡng cho phép dao động từ 6,7-6,9.
         - Độ Kiềm: Khu vực Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, Đại Ngãi và khu vực nội đồng Thạnh Trị, Ngã Năm có độ kiềm dao động ở mức thấp 37-58mg/l. Các điểm còn lại độ kiềm nằm trong ngưỡng cho phép dao động từ 62-120mg/l.
         - Độ trong và Hàm lượng oxy hòa tan: Độ trong dao động từ 5-25 cm và hàm lượng oxy hòa tan thấp 1,2-3,7 mg/l.           
III. Dự báo Khí tượng Thủy văn từ tháng 09 đến tháng 11/2023.
         1. Hiện tượng ENSO
         Căn cứ vào số liệu quan trắc nhiệt độ mặt nước biển dọc theo vùng xích đạo ở phía Đông và vùng trung tâm Thái Bình Dương đã ở trong điều kiện El-Nino. Dự báo hiện tượng El-Nino sẽ tiếp tục duy trì với xác suất khoảng 85-95%.
         2. Bão, áp thấp nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
         - Bão/ATNĐ hoạt động ít hơn đến xấp xỉ dưới trung bình nhiều năm, tập trung nhiều trong giai đoạn cuối tháng 8 đến tháng 9. Từ nay đến cuối năm còn khoảng 05-07 cơn bão và ATNĐ. Ảnh hưởng đến Việt Nam khoảng 1-3 cơn (ít hơn TBNN) và trải đều ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. 
         Đề phòng khả năng xuất hiện bão mạnh, quỹ đạo di chuyển phức tạp và ảnh hưởng, nhất là tại phía Bắc trong tháng 8-9 năm 2023; Trung Bộ trong tháng 9-10-11 năm 2023; cũng như những cơn bão cuối mùa có khả năng ảnh hưởng đến khu vực phía Nam.
         - Gió mùa gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc hoạt động kết hợp với sự hoạt động của bão/ATNĐ có thể gây gió mạnh, sóng lớn trên vùng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau, ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác trên biển.
3. Nhiệt độ
         - Nền nhiệt độ trung bình ở các nơi trong tỉnh Sóc Trăng trong các tháng phổ biến ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ. Cụ thể như sau:
         + Tháng 09 - 10/2023: Nhiệt độ trung bình từ 27,0 – 28,5oC ở mức cao hơn so với TBNN từ 0,5 - 1,5oC.
         + Tháng 11/2023: Nhiệt độ trung bình ở mức 26,5 - 27,5oC ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,4 – 1,0oC.
4. Lượng mưa.
         - Tháng 09 - 10/2023: các nơi trong tỉnh bước vào thời kỳ cuối của mùa mưa năm 2023. Tổng lượng mưa tháng 9/2023 phổ biến ở mức cao hơn so với TBNN khoảng 5 -10%. Tháng 10 – 11/2023, tổng lượng mưa phần lớn ở mức thấp hơn so với TBNN.
         - Mùa mưa 2023 có khả năng kết thúc vào khoảng cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2023.
IV. Đề xuất, kiến nghị
         Về diễn biến các yếu tố môi trường: 
         Tại thời điểm thu mẫu chỉ còn 01 điểm có độ mặn 6‰ tại Cống Tầm Vu-Trần Đề, người nuôi có thể lấy nước vào nuôi tôm tại các khu vực này. Các điểm còn lại độ mặn thấp hoặc 0‰ đã không còn thích hợp để lấy nước nuôi tôm do đó để đảm bảo nguồn nước nuôi tôm nước lợ trong giai đoạn này người nuôi nên áp dụng các biện pháp để tái xử lý nước từ vụ nuôi trước có độ mặn đảm bảo từ 5‰ để xử lý nuôi tôm..
         Trong mùa mưa này các yếu tố như độ mặn, kiềm, pH đều có xu hướng giảm. Một số điểm như Kênh Vĩnh Châu, khu vực Mỹ Tú, Thạnh Trị, Ngã Năm có độ pH thấp dưới 7,0 do đó nếu lấy nước vào ao nuôi thủy sản người nuôi cần xử lý pH về 7,5-8,5. Tương tự, độ kiềm tại khu vực Cầu Treo-Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, Đại Ngãi, Thạnh Trị, Ngã Năm cũng thấp dưới 60 mg/l thì người nuôi cũng cần xử lý tăng kiềm về ngưỡng thích hợp nếu lấy nước vào nuôi thủy sản. Theo kết quả quan trắc nước ngoài tự nhiên có độ đục cao do phù sa, chất hữu cơ lơ lững nhiều làm cho độ trong thấp, hàm lượng oxy hòa tan thấp, do đó người nuôi tôm cần bố trí diện tích ao lắng tối thiểu 15% diện tích nuôi theo quy định để lắng lọc, tuần hoàn và dự trữ nước cho ao nuôi.
         Hiện nay đang trong giai đoạn mùa mưa, ở hiện tại và trong các tháng tới dự báo sẽ có nhiều đợt áp thấp nhiệt đới hay bão tác động đến thời tiết của khu vực, đồng thời hiện nay các ao tôm thường gặp tình trạng nắng nóng vào buổi sáng, mưa dầm và nhiệt độ hạ thấp vào buồi chiều và buổi đêm dẫn đến chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm, biến động môi trường cao, rủi ro tôm nuôi dễ mắc các bệnh: (1) bệnh về môi trường: sụp tảo, khí độc, giảm pH, thiếu khoáng… (2) bệnh vi khuẩn/vi rút/ KST: hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, phân trắng, EHP, bệnh đường ruột, mủ đuôi….Do đó thời điểm hiện tại người nuôi cần lưu ý một số vấn đề về lựa chọn con giống, quản lý môi trường và sử dụng thức ăn như sau:
         Về lựa chọn con giống: Trong điều kiện giá tôm còn thấp và giá cả vật tư đầu vào tăng cao như hiện nay thì người nuôi nên thả tôm mật độ thưa (nhất là các hộ nuôi ao đất có điều kiện công trình chưa đảm bảo và nguồn vốn ít) để tôm mau về size lớn, nhẹ chi phí đầu tư, nâng cao sức tải của môi trường ao nuôi và giảm rủi ro về dịch bệnh đồng thời áp dụng các biện pháp để giảm tối đa chi phí sản xuất để có hiệu quả về kinh tế. Khi thả giống nên thả thăm dò, thả một phần diện tích nếu con giống tốt, môi trường, thời tiết thuận lợi thì tiếp tục thả tiếp.
         Nên bắt giống ở cơ sở có uy tín, có thương hiệu, có cơ sở sản xuất rõ ràng, được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất và ương dưỡng giống thủy sản. Khi chọn giống thả  nên yêu cầu kích cở sú từ Post 15 và thẻ từ Post 12 trở lên để đảm bảo sức đề kháng của tôm nuôi trong điều kiện mùa mưa như hiện nay. Khi quan sát bên ngoài thì tôm giống phải đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, lội ngược dòng, phản xạ tốt với tiếng động, gan tụy và ruột sậm màu, tỷ lệ dị hình dưới 0,5%. Con giống phải có kiểm dịch và kết quả xét nghiệm PCR âm tính với ít nhất 03 mầm bệnh nguy hiểm trên tôm hiện nay như bệnh đốm trắng (WSSD), hoại tử gan tụy cấp (AHPND), bệnh vi bào tử trùng (EHP). Tại khu vực nuôi nên bố trí thêm ao ương tôm giai đoạn đầu khoảng 100-200m2 và ương tôm từ 15-30 ngày để có con giống size lớn nhằm quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi giai đoạn đầu, kiểm soát chặt chẽ môi trường và tăng sức đề kháng, sức chống chọi của tôm nuôi khi đưa tôm ra ao lớn.
         Về quản lý môi trường ao nuôi: Cần đo đạc các yếu tố môi trường thường xuyên để chủ động xử lý môi trường một cách hợp lý, tiết kiệm; Nên đo đạc môi trường ao nuôi trước khi xử lý để xử lý hiệu quả, tiết kiệm, tránh tình trạng xử lý mù (xử lý định kỳ) mà không đo đạc được môi trường ao nuôi. Duy trì mực nước ao nuôi ổn định khoảng 01 mét để tránh phân tầng nhiệt độ và mức oxy phân bố đều trong ao đồng thời nhẹ chi phí xử lý môi trường. Cần xả bỏ nguồn nước mặt hoặc thiết kế ống xả chảy tràn trong điều kiện thời tiết thường xuyên mưa dầm như hiện nay.
         Trong mùa mưa tôm thường hay thiếu khoáng, yếu tố môi trường biến động, mưa nhiều kết hợp với ánh sáng yếu có thể gây hiện tượng sụp tảo, tảo tàn lắng xuống đáy ao gây thiếu oxy, ô nhiễm nguồn nước do đó người nuôi cần tăng cường xử lý vôi, khoáng, vi sinh xử lý đáy ao thời điểm mưa nhiều nhất là các ao nuôi tôm có độ mặn thấp. Để sử dụng vi sinh tiết kiệm, hiệu quả, giảm giá thành sản xuất cần nhân sinh khối vi sinh với mật đường hoặc đường cát với nước sạch để xử lý ao tôm.
         Cần chủ động đo đạc môi trường ao nuôi thường xuyên để chủ động xử lý kịp thời suốt trong quá trình nuôi trong mùa mưa này. Tránh tình trạng các yếu tố môi trường biến động đột ngột sau những cơn mưa đầu mùa hoặc bùng phát khí độc trong ao nuôi sẽ làm tôm bị stress hoặc bị sốc môi trường là điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi.
         Định kỳ lấy mẫu nước kiểm tra mật số vi khuẩn gây hại (vibrio) trong ao tôm với tần suất 2 lần/tuần, khống chế mật số vibrio tổng ở mức thấp <1.000CFU/ml và sự hiện diện của vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy (V. Parahaemolyticus) và vibrio gây bệnh phân trắng.
         Đối với các ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh đặc biệt là các ao nuôi tôm lót bạt, ứng dụng công nghệ cao và nuôi nhiều giai đoạn ngoài việc tuân thủ các quy định trên cần nghiêm túc thực hiện việc bảo vệ môi trường trong và ngoài vùng nuôi. Cần bố trí diện tích chứa chất thải ít nhất 10% diện tích nuôi theo quy định để xử lý chất thải, tuyệt đối không xi-phông hay xả thải chất thải khi chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường, bồi lắng kênh, rạch và lây lan mầm bệnh cho vùng nuôi.
         Về quản lý cho ăn: Áp dụng các biện pháp để tiết kiệm thức ăn, tối ưu hóa sử dụng thức ăn. Thời điểm cho ăn nếu gặp tình trạng nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nước trên 33oC hoặc ngay thời điểm mưa dầm đột ngột, nhiệt độ nước ao giảm thấp dưới 27 oC, môi trường biến động (sụp tảo) nên cắt cử tôm ăn hoặc giảm 30-50% lượng thức ăn đồng thời tăng cường sử dụng vi sinh, men tiêu hóa, acid hữu cơ để hỗ trợ đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn, làm sạch môi trường nước ao nuôi cho đến khi thời tiết, môi trường ao nuôi ổn định thì tăng từ từ lượng thức ăn trở lại. Nên cho tôm ăn từ vừa thiếu đến vừa đủ và chia thành nhiều cử trong ngày, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước luôn ≥5 mg/l để đảm bảo oxy cho tôm nuôi và hệ vi sinh vật hiếu khí có lợi phát triển trong ao tôm.
         Đề nghị bà con nuôi tôm thường xuyên cập nhật bản tin thời tiết, khí tượng thủy văn, bản tin giá cả thị trường để có thông tin phục vụ sản xuất tốt nhất./.
Phan Bạch Vân - Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1173494