Lượt xem: 1711
GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ SÓC TRĂNG THỰC HIỆN ĐẠT CHỈ TIÊU NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2018
Ba năm (2016-2018), Sóc Trăng hòa chung với cả nước để thực hiện Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Là một tỉnh nghèo, nhận trợ cấp từ ngân sách trung (gần 80%), lại có đông đồng bào dân tộc Khmer (gần 30%) và có trên 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp là những thách thức lớn của tỉnh nhà.... để thực hiện đạt mục tiêu Chương trình. Tuy nhiên với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, thường và liên tục của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh, đến nay qua 3 năm thực hiện Chương trình, Sóc Trăng đã có 32 xã (40%) đạt chuẩn nông thôn mới, cao hơn 4,2% so với bình quân chung của khu vực ĐBSCL và hiện đang xếp hạng thứ 6. Huyện Mỹ xuyên có 8/10 xã đạt chuẩn và đạt 6/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Thị xã Ngã năm có 3/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các xã còn lại đạt 11-17 tiêu chí.
    Để đạt được những thành tựu trên, trong 3 năm qua, Sóc Trăng đã đề ra các giải pháp thực hiện quan trọng như sau:
    Vận dụng linh hoạt các văn bản của Trung ương, Sóc Trăng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, tiêu biểu như Nghị quyết số 04-NQ/NQ ngày 02/8/2016 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban; Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 22/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngoài ra, trong 3 năm triển khai thực hiện, Tỉnh ủy còn ban hành 05 Thông báo; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 10 Quyết định, 01 Chỉ thị, 07 Kế hoạch và nhiều Công văn chỉ đạo khác. Ban Chỉ đạo, các Sở ngành tỉnh đã hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện bằng 64 văn bản. Đây được xem là kim chỉ nam để thực hiện có hiệu quả Chương trình.
    Về cơ sở hạ tầng, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, Sóc Trăng xác định để đáp ứng đủ nhu cầu của các địa phương cần phải huy động nguồn lực của nhân dân và các tổ chức. Do đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành chính sách huy động cộng đồng dân cư đóng góp từ 50% giá trị công trình trở lên thì Ngân sách tỉnh hỗ trợ phần còn lại (Nghị quyết số 12/NQ-HĐND). Tính riêng năm 2018, đã triển khai được 24 công trình giao thông, dài trên 28km, với tổng kinh phí là gần 65 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp đất đai, hoa màu, ngày công, tiền mặt với giá trị là 35,5 tỷ đồng. Chỉ đạo cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng đề án cấp nước sạch đảm bảo cung cấp nước sạch cho các xã nông thôn mới theo đúng quy định. Đặc biệt là Sóc Trăng đã tập trung nguồn vốn kết dư từ xổ số kiến thiết để hỗ trợ cho các địa phương đảm bảo đạt các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng cần ngân sách nhà nước với tổng số tiền tính riêng của năm 2018 trên 90 tỷ đồng. Bằng những giải pháp trên, hạ tầng nông thôn của tỉnh nhà đã phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng thay da đổi thịt.
    
    Nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo được tỉnh Sóc Trăng là mục tiêu chính của Chương trình, do đó tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án chủ lực bao gồm Dự án phát triển lúa đặc sản, Dự án phát triển đàn bò (bò thịt, bò sữa), Dự án Cac bon thấp, Dự án phát triển cây ăn trái đặc sản, dự án VietGap trên một số sản phẩm chủ lực, dự án Vnsat … Tập trung mở rộng liên kết thị trường tiêu thụ đối với mặt hàng nông sản chủ lực, như vú sữa, lúa, rau, tôm... Đẩy mạnh triển khai nhiều mô hình ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao. Thực hiện nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap, Global Gap … Bên cạnh sản xuất, Sóc Trăng mạnh dạn vận động chuyển đổi các lao động nhàn rỗi ở nông thôn về các công ty, xí nghiệp tại khu công nghiệp của tỉnh để làm công nhân. Nhờ đó, đã nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn rất lớn, đến cuối năm 2018 thu nhập đạt 38,2 triệu đồng/người/năm, tăng 6,48 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,66%  (giảm 7,57% so với năm 2016).
    Để thực hiện tốt các lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường, Sóc Trăng đã vận động nhân dân thực hiện 15 tiêu chí hộ văn hóa nông thôn mới, vận động cơ sở thực hiện 07 tiêu chí ấp văn hóa nông thôn mới (QUyết định số 217/QĐ-UBND). Đây được xem là cách làm sáng tạo của tỉnh Sóc Trăng quyết định sự thành công của Chương trình để chỉnh trang bộ mặt nong thôn ngày càng “Sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn”. Đến nay có 144.713 hộ (63,41%) được công nhận đạt chuẩn hộ văn hóa nông thôn mới; 74 ấp (12,71%) đạt chuẩn ấp văn hóa nông thôn mới.
    Bằng những giải pháp tích cực, linh hoạt và sáng tạo trong 3 năm qua. Như Ông Lương Minh Quyết – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã phát biểu tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình vào ngày sáng 15/2/2019 “Sóc Trăng sẽ hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới vào đầu năm 2020”.
Nguyễn Thị Thanh Tâm - Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1331672