Lượt xem: 191
Một số chế tài xử phạt chính trong sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thủy sản
Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành, góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thủy sản, hạn chế thấp nhất những hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổng hợp một số chế tài xử phạt chính trong lĩnh vực thủy sản.

Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản số 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành ngày 20/5/2024, gồm 4 Chương, 62 Điều. Nghị định này thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính cùng lĩnh vực (Đính kèm Nghị định 38/2024/NĐ-CP).

Một số hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực thủy sản gồm vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, về giống thủy sản, về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, về nuôi trồng thủy sản, về khai thác thủy sản, về tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, về thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thủy sản và cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, hình thức xử phạt chính áp dụng trong lĩnh vực thủy sản là phạt tiền. Bên cạnh đó, còn có hình thức xử phạt bổ sung áp dụng trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tùy vào hành vi vi phạm. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong lĩnh vực thủy sản tùy vào từng hành vi vi phạm./.
Trương Thị Ngọc Thu - Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1478147