Lượt xem: 2588
Phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
17/05/2018
Thực hiện đề án “Phát triển sản xuất theo quy trình GAP cho các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2015-2020”, trong năm 2017 chi cục Trồng trọt và BVTV đã triển khai thực hiện và được cấp giấy chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP cho các tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất các loại cây trồng chủ lực của tỉnh như: lúa (62 ha), cam xoàn (54,66 ha), cam sành (42,85 ha), mãng cầu gai (25,7 ha) và rau màu (9,35 ha). Đây là một trong những thành quả bước đầu của nông nghiệp tỉnh nhà trong mục tiêu tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Thực hiện đề án “Phát triển sản xuất theo quy trình GAP cho các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2015-2020”, trong năm 2017 chi cục Trồng trọt và BVTV đã triển khai thực hiện và được cấp giấy chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP cho các tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất các loại cây trồng chủ lực của tỉnh như: lúa (62 ha), cam xoàn (54,66 ha), cam sành (42,85 ha), mãng cầu gai (25,7 ha) và rau màu (9,35 ha). Đây là một trong những thành quả bước đầu của nông nghiệp tỉnh nhà trong mục tiêu tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Tiếp tục thực hiện đề án, dự kiến trong năm 2018, Chi cục Trồng trọt và BVTV sẽ phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên rau màu, hành tím, lúa Tài Nguyên, nhãn và xoài.
Các mô hình đã tạo được sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp họ hiểu rằng, trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển.
Bên cạnh đó, quá trình thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP gặp không ít khó khăn như: tuân thủ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn, ghi chép sổ nhật ký đồng ruộng... Một khó khăn lớn nhất đó chính là vấn đề liên kết tiêu thụ sản phẩm; áp dụng quy trình VietGAP, người sản xuất phải đầu tư tốn kém, tuân thủ các quy định ngặt nghèo, trong khi sản xuất thông thường vẫn tiêu thụ được sản phẩm một cách dễ dàng nên họ chưa mặn mà với tiêu chuẩn VietGAP.
Để sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được duy trì bền vững, cần có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng hơn nữa của các ngành trong việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, liên kết với doanh nghiệp thu mua, chế biến; hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Vương Bích Vân - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng