Lượt xem: 222
THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Tuần 23 (Ngày 06-07/6/2022)
I. Kết quả quan trắc

TT

GIỜ

ĐỊA ĐIỂM THU MẪU

KẾT QUẢ ĐO NHANH CÁC CHỈ
TIÊU TẠI HIỆN TRƯỜNG

Độ mặn so với 2021

Nhiệt độ
(°C)

Độ mặn
(‰)

pH

Độ Kiềm
(mg/l)

Độ trong
(cm)

DO
(mg/l)

Giá trị giới hạn cho phép lấy nước vào ao (theo QCVN 02-19 và 02-20: 2014/BNNPTNT)

Tôm:18-33

Cá Tra: 25-32

Tôm

5-35

7,0-9,0

60-180

Tôm

20-50

Tôm ≥ 3,5.

Cá Tra ≥2

 

±

1

08h30

Cầu Trà Niên, ấp Trà Niên, P. Khánh Hòa

28,4

3

7,6

117

15

2,3

-2

2

09h00

Đầu Vàm Trà Niên (điểm giao nhau
của xã Hòa Đông và Vĩnh Hải)

28,1

3

7,2

85

10

1,2

-7

3

09h30

Kênh Vĩnh Châu - Cổ Cò

29,4

0

7,4

121

15

2,0

0

4

09h00

Vàm Trà Nho
(xã Vĩnh Hiệp –
P. Vĩnh Phước)

30,0

0

7,4

91

10

3,4

0

5

09h30

Cống Trà Nõ, xã Vĩnh Tân

30,0

0

7,4

95

10

3,4

0

6

14h00

Kênh Năm Căn - Lai Hòa, xã Lai Hòa

31,0

3

7,6

103

7

3,6

1

7

14h35

Cống Nophol, ấp Nophol, xã Vĩnh Tân

30,0

3

7,5

109

7

3,4

-1

8

10h10

Bến phà Chàng Ré
(xã Thạnh Phú - xã Gia Hòa 1)

31,3

0

7,2

75

15

1,1

0

9

09h50

Cầu Treo-Điểm giao nhau của Kênh giữa Hòa Bình- Kênh 3 Mạnh Hòa Phuông -Kênh Ngã 3 Tam Hòa (Hòa Tú 2- Hòa Tú I và Gia Hòa 1)

32,3

0

7,1

90

10

1,2

-1

10

11h05

Cầu Hòa Lý - Kênh Thạnh Mỹ,
ấp Hòa Lý, xã Ngọc Tố

30,3

0

7,4

85

15

2,1

-3

11

10h25

Bến phà Dù Tho
(Xã Tham Đôn - xã Ngọc Đông)

30,1

0

7,1

68

20

2,1

-1

12

08h10

Cống Sáu Quế 1, xã Lịch Hội Thượng

30,0

2

6,7

79

5

3,7

-3

13

08h30

Cống Tầm Vu, ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình

30,0

3

7,0

83

5

3,1

1

14

09h10

Cống Xà Mách, ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú

29,5

2

6,9

88

10

2,8

-1

15

09h30

Vàm Ông Tám, xã An Thạnh 3

28,2

0

6,8

59

15

3,5

-5

16

10h10

Bến đò Nông trường 30/4, xã An Thạnh Nam

28,0

3

7,0

57

20

3,6

-7

17

10h10

Bến đò Đại Ngãi

28,5

0

6,7

55

20

3,2

-

18

11h20

Kênh Tài công , P4, TP ST

28,6

0

6,9

60

15

3,4

-

19

16h00

Ngã tư Mỹ Phước

29,3

0

7,8

73

15

1,1

-

20

16h30

Kênh xáng Rạch G

29,9

0

7,4

78

15

2,2

-

21

07h30

Kênh Phú Cường

29,5

0

6,6

73

15

4,1

-

22

16h05

Tuyến sông Hậu thuộc xã An Lạc Tây

28,7

0

6,9

72

25

2,0

-

23

16h55

Tuyến sông Hậu thuộc xã Phong Nẫm

28,0

0

6,6

62

25

2,1

-

24

15h25

Tuyến sông Hậu thuộc xã Nhơn Mỹ

29,0

0

7,0

65

25

2,0

-

25

08h55

Cống Thạnh Trị, Thị trấn Phú Lộc

30,6

0

6,9

65

20

1,4

-

26

08h20

Cầu Nàng Rền, xã Châu Hưng

30,0

0

6,8

84

15

1,3

-

27

14h00

Cầu Tân Long, xã Tân Long

31,0

0

6,8

37

15

2,3

-

28

14h40

Cầu Nàng Rền - Vĩnh Biên

31,0

0

7,0

36

15

2,6

-

II. Nhận xét 
         - Nhiệt độ nước: Dao động từ 28-32,3oC, nằm trong ngưỡng cho phép.
         - Độ mặn: Độ mặn dao động 0-3‰ nằm dưới ngưỡng cho phép để lấy nước nuôi tôm nước lợ.
         - Độ pH: Có vài điểm có độ pH thấp dao động từ 6,4-6,9 tập trung ở khu vực sâu trong nội đồng và khu vực nước ngọt. Nhưng nhìn chung đa số nằm trong ngưỡng cho phép từ 7,0-8,0.
         - Độ Kiềm: Hầu hết các điểm thu mẫu độ kiềm nằm trong ngưỡng từ 60-121 mg/l. Riêng khu vực Cù Lao Dung, Đại Ngãi, Ngã Năm có độ kiềm thấp 36-55 mg/l.
         - Độ trong và Hàm lượng oxy hòa tan: Độ trong dao động từ 5-25cm và hàm lượng oxy hòa tan ở mức trung bình thấp 1,1-4,1 mg/l.
III. Bản tin khí tượng thủy văn tháng 6/2022
         - Trong tháng 06, khu vực tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng bởi rìa Nam rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ tiếp tục suy yếu và mờ dần đi. Từ ngày 02/6, vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng mở rộng dần về phía Đông. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục đi qua bắc Trung bộ suy yếu và rút dần phạm vi hoạt động ra phía Đông; đến tuần cuối tháng có xu hướng lấn tây và có trục ở khoảng 18-20 độ vĩ bắc. Gió mùa tây nam chi phối khu vực phổ biến có cường độ yếu đến trung bình. Thời tiết các nơi trong tỉnh: có mưa, mưa rào và dông ở diện rải rác đến nhiều nơi, có nơi có mưa vừa, mưa to; ngày nắng gián đoạn trong những ngày đầu và cuối tháng; những ngày còn lại mưa giảm dần và chỉ còn xuất hiện vài nơi đến rải rác. Ngày nắng, có nơi nắng nóng nhẹ.
         - Trong tháng có khoảng 22 – 25 ngày có mưa. Tổng lượng mưa phần lớn ở mức thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Lượng nước bốc hơi và số giờ nắng ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.
         - Tổng lượng mưa tháng: 180,0 – 260,0mm, phần lớn ở mức thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
         - Lượng bốc hơi: 60 – 70 mm, tổng số giờ nắng: 180 – 190 giờ, Độ ẩm TB: 87 –  90%.
         - Nhiệt độ trung bình: 27,0 – 28,0oC, cao nhất: 34,0– 35,0oC, thấp nhất: 23,0 – 24,0oC;
IV. Đề xuất, kiến nghị
         Thời điểm hiện tại, các yếu tố môi trường ngoài tự nhiên nhất là yếu tố độ mặn (0-3‰) đã không còn thích hợp để người nuôi lấy nước vào tự nhiên. Do đó người nuôi không nên lấy nước ngoài tự nhiên ở thời điểm này vào nuôi tôm mà nên tái xử lý và sử dụng lại nguồn nước từ vụ nuôi trước có độ mặn còn đảm bảo từ 5‰ trở lên và điều chỉnh các yếu tố khác về ngưỡng thích hợp cho tôm nuôi. Đối với trường hợp sử dụng nước giếng khoang (nước ngầm) để nuôi tôm thì không nên bơm trực tiếp vào ao nuôi mà phải bơm qua ao chứa để xử lý khí độc, kim loại nặng có nhiều trong nước ngầm, kiểm tra các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm trước khi đưa vào nuôi tôm.
         Hiện nay đang trong giai đoạn bắt đầu thả vụ mới, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề về cải tạo ao và quản lý môi trường trong giai đoạn mùa mưa như sau:
         Về cải tạo ao: loại bỏ bùn đáy ao, chất hữu cơ dư thừa từ vụ nuôi cũ, đầm nén bờ ao, khuyến khích xây dựng hố xiphông đáy ao để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Cải tạo ao thật kỹ để loại bỏ các vật chủ trung gian mang mầm bệnh và ảnh hưởng đến đường ruột của tôm như tép, cá tạp, hến, ốc đinh...Tuyệt đối không xả thải nước thải-bùn thải trong quá rình cải tạo ao cũng như xiphông trực tiếp ra ngoài kênh rạch tự nhiên khi chưa được qua xử lý.
Về con giống: bắt giống ở cơ sở có uy tín, địa chỉ rõ ràng, có giấy kiểm dịch và phải xét nghiệm sạch bệnh ít nhất 03 loại bệnh đó là đốm trắng (WSSD), hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và bệnh còi-vi bào tử trùng (EHP). Kích cở sú từ Post 15 và thẻ từ Post 12 trở lên để tôm khoẻ và đề kháng tốt, giảm  thiểu rủi ro.
         Đối với các ao đã thả tôm: cần theo dõi môi trường thường xuyên và điều chỉnh các yếu tố môi trường sao cho ổn định, tối ưu cho tôm nuôi trong giai đoạn này như độ mặn từ 5‰ trở lên, độ pH trung bình 7.5, độ kiềm từ 120 mg/l, độ trong 20-35cm, oxy hoà tan lớn hơn 4 mg/l đồng thời theo dõi chặt chẽ yếu tố khí độc NH3, NO2. Bổ sung khoáng tạt vào môi trường nước và khoáng trộn cho tôm ăn để tăng cường đề kháng, kết hợp trộn các loại thảo dược như tỏi, cau ăn trầu, lá ổi, vú sữa đất, lá mật gấu…vào thức ăn tôm để phòng ngừa bệnh. Kết hợp mật đường hoặc đường cát với vi sinh để ủ nhân sinh khối nhằm tiết kiệm chi phí và sử dụng hiệu quả vi sinh. 
         - Định kỳ lấy mẫu nước kiểm tra mật số vi khuẩn gây hại (vibrio) trong ao tôm với tần suất 2 lần/tuần, khống chế mật số vibrio ở mức thấp <1.000CFU/ml.
         - Thả giống với mật độ vừa phải, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước và đáy ao đặc biệt là các dòng Bacillus spp, Rhodobacter spp.
         - Tránh hiện tượng tôm sốc do môi trường, hoặc khí độc NH3, NO2, H2S trong ao quá cao là điều kiện để tôm bị bệnh về vi khuẩn - môi trường (Cụt râu-mòn đuôi, đen mang, đốm đen, khó lột xác) cũng như điều kiện để bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm nhất là đốm trắng, phân trắng, hoại tử gan tuỵ cấp. Thường xuyên bổ sung khoáng chất đặc biệt là Canxi, Magie, Kali cho tôm trong giai đoạn mùa mưa để phòng ngừa bệnh cong thân đục cơ, mềm vỏ, tăng sức đề kháng cho tôm.
         - Bón vôi CaCO3 xung quanh bờ ao, và trong ao, tránh trường hợp pH giảm thấp do mưa nhiều dẫn đến khí độc H2S tăng cao ở đáy ao nhất là ao đất. Theo dõi màu nước ao nuôi để tránh tình trạng ao nuôi tảo phát triển quá mức có màu xanh đậm, xanh đen và có nhiều lợn cợn. Khi thấy có hiện tượng thay đổi màu nước, rớt tảo (nước trong lại) cần tăng cường xử lý vi sinh làm sạch môi trường nước và đáy ao nuôi. Cần dự trữ các vật tư đầu vào cần thiết trong giai đoạn này như vôi, chế phẩm vi sinh, khoáng, yucca, oxy viên… để kịp thời xử lý trong các trường hợp cấp bách.
         Đối với các hộ nuôi cá nước ngọt cần theo dõi môi trường thường xuyên nhất là yếu tố Oxy hòa tan, pH, kiềm và hàm lượng khí độc trong ao nuôi; cho ăn vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn, thường xuyên sử dụng vi sinh xử lý đáy ao và bón vôi để ổn định môi trường. Không được xả nước thải, bùn thải chưa qua xử  lý ra ngoài môi trường tự nhiên. Đối với vùng nuôi cá tra thương phẩm cần quản lý ao nuôi cá tra theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02-20:2014/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về cơ sở nuôi cá tra đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
         Đề nghị bà con nuôi tôm thường xuyên cập nhật bản tin thời tiết, khí tượng thủy văn, bản tin giá cả thị trường để có thông tin phục vụ sản xuất tốt nhất./.
Phan Bạch Vân - Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1331950