Lượt xem: 137
THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Tuần 29 (Ngày 15- 16/7/2024)
         I. Kết quả quan trắc 

 

TT

GIỜ

ĐỊA ĐIỂM THU MẪU

KẾT QUẢ ĐO NHANH CÁC CHỈ
TIÊU TẠI HIỆN TRƯỜNG

Độ mặn so với cùng kỳ năm 2023

 

 

 

 

Nhiệt độ
(°C)

Độ mặn
(‰)

pH

Độ Kiềm
(mg/l)

Độ trong
(cm)

DO
(mg/l)

 

 

Giá trị giới hạn cho phép lấy nước vào ao (theo QCVN 13656: 2023/BKHCN)

Tôm:

26-32

Cá Tra: 25-32

Tôm

7-25

7,5-8,5

80-120 (Sú)

100-200 (Thẻ)

Tôm

30-45

Tôm ≥ 5

Cá Tra ≥2

 

±

 

1

12h00

Cầu Trà Niên, ấp Trà Niên, P. Khánh Hòa, TX Vĩnh Châu

28,7

9

7,1

130

20

2,7

6

 

2

12h30

Đầu Vàm Trà Niên (điểm giao xã Hòa Đông và Vĩnh Hải), TX Vĩnh Châu

29,1

11

7,4

94

10

1,9

3

 

3

13h00

Kênh Vĩnh Châu - Cổ Cò, P Khánh Hòa, TX Vĩnh Châu

28,8

2

7,3

91

10

2,1

2

 

4

12h00

Vàm Trà Nho (xã Vĩnh Hiệp – P. Vĩnh Phước), TX Vĩnh Châu
(xã Vĩnh Hiệp – P. Vĩnh Phước)

30

3

7,5

107

10

2,9

3

 

5

12h30

Cống Trà Nõ (xã Vĩnh Tân), TX Vĩnh Châu

30

2

7,4

90

18

3,1

2

 

6

12h00

Kênh Năm Căn - Lai Hòa, xã Lai Hòa, TX Vĩnh Châu

28,5

2

7,2

90

30

3,3

2

 

7

12h30

Cống Nophol, ấp Nophol, xã Vĩnh Tân, TX Vĩnh Châu

28,8

2

7,2

90

25

3,1

1

 

8

7h15

Bến phà Dù Tho (Xã Tham Đôn - xã Ngọc Đông), H. Mỹ Xuyên

28,2

1

6,9

74

15

3,0

1

 

9

8h05

Cầu Hòa Lý - Kênh Thạnh Mỹ (xã Ngọc Tố, H. Mỹ Xuyên)

28,9

2

7,1

86

10

2,9

2

 

10

11h15

Bến phà Chàng Ré (xã Thạnh Phú - xã Gia Hòa 1, H. Mỹ Xuyên)

30,1

0

7,0

54

15

2,6

0

 

11

10h45

Cầu Treo-Điểm giao nhau 3 kênh (Kênh giữa Hòa Bình- Kênh 3 Mạnh Hòa Phuông -Kênh Ngã 3 Tam Hòa), Hòa Tú 2- Hòa Tú 1 và Gia Hòa 1, H. Mỹ Xuyên

29,8

1

7,2

90

10

3,3

1

 

12

13h00

Cống Tầm Vu, ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình, H. Trần Đề

28

5

7,0

81

10

3,0

-1

 

13

13h30

Cống Sáu Quế 1, xã Lịch Hội Thượng, H. Trần Đề

28

10

7,5

100

10

3,4

9

 

14

13h50

Cống Xà Mách, ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú, H. Trần Đề

29

9

7,5

93

10

3,4

6

 

15

14h30

Vàm Ông Tám, xã An Thạnh 3, H. Cù Lao Dung

25

1

7,2

90

12

1,7

1

 

16

13h30

Bến đò Nông trường 30/4, xã An Thạnh Nam, H. Cù Lao Dung

26

2

7,1

90

10

3,0

2

 

17

11h50

Kênh Tài công, P4, TP Sóc Trăng

30

0

7,0

90

5

3,5

0

 

18

12h30

Kênh Phú Cường, xã Hồ Đắc Kiện, H. Châu Thành

28

0

7,2

92

5

3,2

0

 

19

14h00

Ngã tư Mỹ Phước, H. Mỹ Tú

28,1

0

7,1

79

15

2,1

0

 

20

15h00

Kênh xáng Rạch G, H. Mỹ Tú

27,8

0

6,8

103

15

2,5

0

 

21

14h10

Cầu Tân Long, xã Tân Long, TX Ngã Năm

30

0

6,6

36

15

2,1

0

 

22

14h50

Cầu Nàng Rền, P3, TX Ngã Năm

30

0

7,0

54

15

2,4

0

 

23

9h55

Cống Thạnh Trị, Thị trấn Phú Lộc, H. Thạnh Trị

29

0

7,0

45

20

2,8

0

 

24

9h30

Cầu Nàng Rền, xã Châu Hưng

29,3

0

6,9

54

30

1,3

0

 

25

9h05

Tuyến sông Hậu thuộc xã An Lạc Tây, H. Kế Sách

30

0

7,3

81

30

3,1

0

 

26

8h15

Tuyến sông Hậu thuộc xã Phong Nẫm, H. Kế Sách

29

0

7,3

79

30

3,7

0

 

27

10h00

Tuyến sông Hậu thuộc xã Nhơn Mỹ, H. Kế Sách

30

0

7,4

92

30

3,1

0

 

28

10h45

Bến đò Đại Ngãi, H. Long Phú

30

0

7,0

67

25

3,2

0

 

         II. Nhận xét 
         - Nhiệt độ nước: Dao động từ 25,0 - 30,1oC, nhiệt độ tại các khu vực đo đa số nằm trong ngưỡng cho phép. Tuần vừa qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thời tiết ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới nên xuất hiện mưa dông rãi rác ở nhiều nơi tại thời điểm thu mẫu, nhiệt độ nước tại một số khu vực tuyến sông xuống thấp (<26 oC) như: Vàm Ông Tám, xã An Thạnh 3; Bến đò Nông trường 30/4, xã An Thạnh Nam.
         - Độ mặn: Nhận định kết quả đo đạc cho thấy độ mặn trên các tuyến kênh, sông vẫn tương đương so với tuần trước đó, và tại hầu hết các điểm đo đạc thuộc 04 huyện, thị xã Vĩnh Châu, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung đều có độ mặn dao động trong khoảng từ 0 - 11‰, nên người nuôi có thể lấy nước vào xử lý để nuôi tôm.
         + Tuần vừa qua kết quả đo đạc cho thấy độ mặn cao (>9 ‰) tại các khu vực như: Cầu Trà Niên, ấp Trà Niên; Đầu Vàm Trà Niên (điểm giao xã Hòa Đông và Vĩnh Hải); Cống Sáu Quế 1; Cống Xà Mách, thuộc huyện Trần Đề.
         + Một số khu vực có độ mặn thấp (< 3‰) là: Kênh Vĩnh Châu - Cổ Cò, Phường Khánh Hòa; Vàm Trà Nho (xã Vĩnh Hiệp – P. Vĩnh Phước); Cống Trà Nõ (xã Vĩnh Tân); Kênh Năm Căn - Lai Hòa; Cống Nophol, ấp Nophol, xã Vĩnh Tân; Bến phà Dù Tho; Cầu Hòa Lý - Kênh Thạnh Mỹ; Bến phà Chàng Ré (xã Thạnh Phú); Cầu Treo - Điểm giao nhau 3 kênh (Hòa Tú 2- Hòa Tú 1 và Gia Hòa 1); Vàm Ông Tám, xã An Thạnh 3; Bến đò Nông trường 30/4, xã An Thạnh Nam.
         + Các khu vực nội đồng có độ mặn (0‰): ở các tuyến sông, rạch thuộc các huyện/thị xã Kế Sách, Long Phú, Ngã Năm, Châu Thành, Thạnh Trị, tp Sóc Trăng.
         + Diễn biến độ mặn trên các tuyến sông, rạch cho thấy tình trạng xâm nhập mặn có xu hướng giảm so với giai đoạn từ tháng 4 - 6, đồng thời thời tiết xuất hiện mưa nhiều.
         - Độ pH: Các điểm đều có độ pH dao động từ 6,6 - 7,5. Một số khu vực có độ pH khá thấp (< 6,8) như: Kênh xáng Rạch G, H. Mỹ Tú; Cầu Tân Long, xã Tân Long, TX Ngã Năm. Thời tiết trong tháng 7 vẫn tiếp tục xuất hiện mưa nhiều rãi rác nhiều nơi, có thể làm biến động pH lớn, bà con khi lấy nước cần chú ý kiểm tra kỹ trước khi lấy nước để xử lý và cấp cho ao nuôi.
         - Độ Kiềm: Tại thời điểm thu mẫu ở các khu vực cho thấy độ kiềm dao động từ 36,0 – 130,0 mg/l, cho thấy độ kiềm khá thích hợp để lấy nước vào xử lý nuôi tôm. Tuy nhiên, một vài nơi đo đạc cho thấy có độ kiềm khá thấp (dao động 36 - 54 mg/l) như: Bến phà Chàng Ré, xã Thạnh Phú; Cầu Tân Long, xã Tân Long, TX Ngã Năm; Cầu Nàng Rền, P3, TX Ngã Năm; Cống Thạnh Trị, Thị trấn Phú Lộc; Cầu Nàng Rền, xã Châu Hưng. 
         - Độ trong: Độ trong dao động từ 5 - 30cm, màu nước tại một số khu vực nước cho thấy nguồn nước có hàm lượng phù sa cao, nhiều chất lơ lửng.
         + Độ trong (<10 cm) tại một số khu vực như: Đầu Vàm Trà Niên; Kênh Vĩnh Châu - Cổ Cò; Vàm Trà Nho; Cầu Hòa Lý - Kênh Thạnh Mỹ; Cầu Treo - Điểm giao nhau 3 kênh; Cống Tầm Vu; Cống Sáu Quế 1; Cống Xà Mách; Bến đò Nông trường 30/4, xã An Thạnh Nam; Kênh Tài công, P4, TP Sóc Trăng; Kênh Phú Cường, xã Hồ Đắc Kiện.
         + Một số khu vực có độ trong khá cao (>30 cm) như: Kênh Năm Căn - Lai Hòa, xã Lai Hòa; Cầu Nàng Rền, xã Châu Hưng; Tuyến sông Hậu thuộc xã An Lạc Tây, xã Phong Nẫm, xã Nhơn Mỹ, H. Kế Sách.
         - Hàm lượng oxy hòa tan (DO): trong nước dao động từ 1,3 - 3,7 mg/l. Một số khu vực đo đạc cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong nước khá thấp.
         III. Dự báo về tình hình khí tượng thủy văn
         - Nhận định thời tiết trong tháng 07/2024 tại khu vực tỉnh Sóc Trăng:
         + Khu vực tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng bởi rìa Nam rãnh thấp có trục vắt qua khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ nối với các xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và vùng biển ngoài khơi Philippin. Trong trường gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh.
         + Thời tiết các nơi trong tỉnh: Trăng: phổ biến sẽ có mưa, mưa rào ở diện rải rác đến nhiều nơi; nhưng sẽ tập trung nhiều vào tuần giữa và cuối tháng, rải rác có mưa vừa, có nơi mưa đến rất to và dông mạnh. Tuy nhiên thời gian mưa tập trung nhiều vào trưa chiều nên ngày vẫn có nắng. Trong mưa dông cần đề phòng khả năng kèm theo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: gió giật mạnh, lốc xoáy và sét.
         + Trong tháng có khả năng xuất hiện 1 - 2 xoáy thuận nhiệt đới đi vào khu vực Biển đông gây thời tiết xấu cho khu vực biển Đông.
         + Trong tháng có khoảng 25 – 28 ngày có mưa. Tổng lượng mưa phần lớn ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời đoạn, một vài nơi cao hơn TBNN. Lượng nước bốc hơi và tổng số giờ nắng ở mức thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
         + Tổng lượng mưa tháng: 250,0 – 350,0mm, phần lớn ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời đoạn, một vài nơi cao hơn TBNN.
         + Lượng bốc hơi: 50 – 60 mm, tổng số giờ nắng: 150 – 160 giờ, Độ ẩm TB: 85 –  90%.
         + Nhiệt độ trung bình: 27,0 – 28,0oC, cao nhất 34,0– 35,0oC, thấp nhất 23,0 – 24,0 oC;
         + Gió trên đất liền: gió Tây Nam cấp 2 - 3.
         + Về độ mặn: Từ tháng 05 năm 2024 độ mặn lớn nhất ngày tại các điểm đo có xu thế xuống dần do bắt đầu có mưa chuyển mùa và lượng mưa ngày càng lớn khi bước vào mùa mưa. Độ mặn cao nhất sẽ xuất hiện trong nửa đầu tháng 05, sau đó xuống nhanh tới cuối mùa mặn.
         + Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn trên sông Hậu và sông Mỹ Thanh ở mức cấp độ 1.
         IV. Đề xuất, kiến nghị
         Trong tuần kết quả quan trắc ghi nhận tại 04 huyện nuôi tôm trọng điểm có độ mặn dao động trong khoảng từ 0 - 11‰, nhìn chung đa số các khu vực có độ mặn xấp xỉ hoặc cao hơn so với thời điểm cùng kỳ năm 2023. Hiện nay độ mặn ngoài tự nhiên có xu hướng giảm khi mưa bắt đầu nhiều nơi, và hiện tượng xâm nhập mặn cũng giảm nên đề nghị người nuôi tôm cần kiểm tra kỹ độ mặn trước khi lấy nước cho các ao lắng; Nên lấy nước khi có độ mặn thích hợp từ 5‰ trở lên và thường xuyên đo đạc môi trường, chuẩn bị ao lắng, ao chứa để sẵn sàng lấy nước.
         Bên cạnh đó, yếu tố độ trong nước ngoài sông rạch hầu như rất thấp, nguồn nước khá nhiều phù sa, chất hữu cơ lơ lửng tiềm ẩn nhiều rủi ro mang mầm bệnh vào ao nuôi, do đó đề nghị người nuôi cần bố trí ao lắng, ao chứa để lắng lọc, xử lý nước thật kỹ trước khi đưa nước vào ao nuôi thương phẩm. Một số tuyến kênh có hiện tượng bồi lắng khá cao, gây khó khăn cho bà con nuôi tôm, đề nghị chính quyền địa phương có giải pháp nạo vét để phục vụ tốt hơn cho lấy nước.
         - Về tình hình xâm nhập mặn vào khu vực nội đồng
         Tại thời điểm thu mẫu, tình hình xâm nhập mặn trong giữa tháng 7/2024 có xu hướng giảm so với tháng 6 trước đó, ghi nhận ở các tuyến sông, rạch khu vực nội đồng thuộc các huyện Kế Sách, Long Phú, Ngã Năm, Châu Thành, Thạnh Trị có độ mặn (0‰). Đối với các hộ nuôi cá nước ngọt cần theo dõi môi trường thường xuyên nhất là yếu tố độ mặn trong quá trình thay nước cá đồng thời quản lý chặt chẽ yếu tố Oxy hòa tan, pH, kiềm và hàm lượng khí độc trong ao nuôi; cho ăn vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn, thường xuyên xử lý vi sinh xử lý đáy ao và bón vôi để ổn định môi trường. Không được xả nước thải, bùn thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường tự nhiên. Đối với vùng nuôi cá tra thương phẩm cần quản lý ao nuôi cá tra theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02-20:2014/ BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ sở nuôi cá tra đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
         Lưu ý, người nuôi tôm cần thường xuyên cập nhật thông tin về quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, thông tin cảnh báo dịch bệnh, bản tin dự báo về thời tiết, khí tượng thủy văn và giá cả vật tư, tôm thương phẩm để chủ động trong sản xuất./.
Trần Sử Đạt - Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1478227