Lượt xem: 109
Giải pháp lâu dài cho mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL
    Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” đã góp phần thay đổi mạnh mẽ nhận thức của nông dân trong sản xuất lúa, từ việc nhà nước phải vận động người dân tham gia trong các dự án thì ở đề án này nông dân tự nguyện xin đăng ký tham gia. Đó chính là khẳng định của Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại Hội nghị sơ kết 7 mô hình thí điểm theo chuỗi giá trị lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại 5 tỉnh ĐBSCL vừa tổ chức hồi đầu tháng 9/2024 tại tỉnh Sóc Trăng.
    Với mục tiêu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật và cơ giới hóa để giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, chất lượng và giảm phát thải trong canh tác lúa. Thông qua kết quả các mô hình thí điểm thực hiện trong vụ Hè Thu 2024 đã tiếp cận được mục tiêu đề ra. Tổng chi phí đầu vào giảm 10-15% so với đối chứng, trong đó giảm 40-50% lượng giống gieo sạ, 30-40% lượng phân đạm (N), 3-4 lần phun thuốc BVTV, 30-40% lượng nước tưới từ đó giá thành sản xuất 1 kg lúa giảm từ 252đ/kg-822đ/kg. Năng suất đạt khoản 6.452 kg/ha cao hơn năng suất ngoài mô hình trung bình 463 kg/ha, sản lượng lúa giảm phát thải là 1.262 tấn. Ghi nhận giảm khí phát thải nhà kính so với ngoài mô hình từ 29,6-83%.
Mặc dù đã đạt được kết quả bước đầu khả quan nhưng cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm để từ đó có những biện pháp khắc phục mang lại hiệu quả hơn như:
    -Từ đầu vụ làm đất kỹ, trang bằng mặt ruộng vì đây là cơ sở để thực hiện cơ giới hóa gieo sạ và rút nước thành công. 
    - Máy gieo sạ cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với độ lún lầy của các vùng đất khác nhau tại ĐBSCL.
    - Lần rút nước thứ 1 (15-22NSS) một số mô hình thực hiện chưa thành công vì giai đoạn này cây lúa còn nhỏ, cần giữ nước để hạn chế cỏ dại và giúp cây sinh trưởng tốt.
    Trong thời gian tới để nhân rộngmô hình, bên cạnh việc khắc phục những hạn chế nêu trên cần có sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự phối hợp của các cơ quan và địa phương thực hiện một số giải pháp sau:
    - Đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa về mục đích, ý nghĩa của đề án để nông dân hiểu rõ và thực hành đúng.
    - Tiếp tục hoàn thiện “Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượngcao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
    - Xây dựng tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật phù hợp cho từng vùng sản xuất trên cơ sở đúc kết kết quả của các mô hình thí điểm.
    - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất và liên kết tiêu thụ hàng hóa.
    - Nghiên cứu thêm các biện pháp hỗ trợ khi vùi gốc rạ trên đồng sao cho phát thải thấp nhất vì vào mùa mưa không thể thu gom rơm ra khỏi đồng. Đa dạng các biện pháp sử dụng rơm rạ sau khi thu gom và có dự án hỗ trợ để gia tăng giá trị từ rơm.
   - Tập huấn ToT về phương pháp đo đạc vàtính toán phát thải khí nhà kính theo biện pháp tưới ngập khô xen kẽ.
   - Xây dựng nhãn hiệu giảm phát thải cho các mô hình để nâng cao giá trị.
   - Có hướng dẫn, hỗ trợ tín dụng để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết trong đề án.
Vương Bích Vân - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng
Thông báo - hướng dẫn



















số lượt truy cập
  • Tất cả: 1525524